Đặc sản đuông dừa
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.
Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,…
2. Đặc sản miền Tây – Bún cá.
Đặc sản cá lóc nướng trui
Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 – 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.
Bếp được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” thoa mỡ hành lên mình cá.
Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.
4. Đặc sản miền Tây – Cơm tấm
Cháo cá lóc
Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi.
Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
6. Đặc sản miền Tây – Cháo cua đồng
Chuột đồng
Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần.
Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
8. Đặc sản miền Tây – Lẩu mắm
Lẩu cua đồng
Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau… Dù có biến tấu như thế nào, nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.
10. Đặc sản miền Tây – Lẩu bông cá linh điên điển
Bò tùng xẻo
Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. Ðem bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
12. Đặc sản miền Tây – Bánh xèo
Bánh pía
Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà.
Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây “được lòng” du khách nhất.
14. Đặc sản miền Tây – Bánh canh
Hủ tiếu
Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi,… Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi.
Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở. Đây là món ăn giữ chân du khách bởi mùi vị rất riêng của mình./.